Góc giải đáp: Ăn bánh trung thu có béo không?

● 16/03/2024

Bánh Trung Thu - Món bánh truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Đoàn Viên. Bánh trung thu không chỉ được quan tâm về hương vị và hình dạng, mà còn về thành phần dinh dưỡng. 

Và hơn hết, điều mọi người quan tâm nhiều nhất ngay lúc này là "ăn bánh trung thu có béo không"? Vậy nên hôm nay hãy cùng Sankito tìm kiếm câu trả lời nhé!

Góc giải đáp: Ăn bánh trung thu có béo không?

1. Lượng calo trong bánh trung thu

Lượng calo có trong các loại bánh Trung Thu phổ biến trên thị trường có thể thay đổi tùy vào nguyên liệu, cách làm và trọng lượng của từng chiếc bánh. 

Thông số calo dao động trong khoảng từ 500 đến 800 calo. Dưới đây là thông tin chi tiết về lượng calo trong các loại bánh

Bánh trung thu nướng:

- Bánh Trung Thu nhân thập cẩm: 577 calo

- Bánh Trung Thu nhân đậu xanh: 463 calo

- Bánh Trung Thu nhân khoai môn: 500 - 600 calo

Bánh dẻo:

- Bánh dẻo nhân thập cẩm: 500 calo

- Bánh dẻo nhân đậu xanh: 530 calo

- Bánh dẻo nhân hạt sen: 620 calo

Bánh dẻo nhân đậu xanh 1 trứng muối: 545 calo

Lưu ý rằng lượng calo có thể thay đổi tùy theo kích thước và cách làm của từng chiếc bánh. Để biết chính xác lượng calo trong sản phẩm cụ thể, bạn nên kiểm tra thông tin dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm hoặc từ nhà sản xuất nhé.

Góc giải đáp: Ăn bánh trung thu có béo không?

2. Ăn bánh trung thu có béo không?

Theo thông tin từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), lượng calo mà mỗi người nên tiêu thụ hàng ngày sẽ là 2000 calo, khoảng 667 calo cho mỗi bữa ăn.

Tuy nhiên, bánh Trung Thu lại có lượng calo khá cao, dao động từ 500 đến 800 calo cho mỗi chiếc bánh.

Nếu một người cần tiêu thụ khoảng 2 chiếc bánh mỗi bữa để cảm thấy no, thì lượng calo này có thể vượt quá nhu cầu hàng ngày. 

Ngoài ra, bánh Trung Thu thường chứa nhiều chất béo, ít chất xơ và vitamin, điều này có thể góp phần làm tăng nguy cơ tích tụ mỡ trong cơ thể. 

Vậy nên việc tiêu thụ bánh Trung Thu cần được kiểm soát và cân nhắc, đặc biệt đối với những người quan tâm đến sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

3. Làm thế nào để ăn bánh không bị béo?

Để đảm bảo rằng sau Trung Thu bạn không bị tăng cân mất kiểm soát thì đây sẽ là những tips để bạn vẫn có thể thưởng thức món bánh yêu thích:

- Không ăn bánh Trung Thu khi đói bụng: Dạ dày của chúng ta hấp thụ dinh dưỡng nhanh và hiệu quả nhất khi bụng đói. Vì vậy, hãy tránh ăn bánh khi đói. Thay vào đó, ăn sau bữa chính khi dạ dày đã được lấp đầy và bạn có thể kiểm soát lượng bánh tiêu thụ.

- Tránh ăn bánh vào buổi tối: Buổi tối là thời điểm cơ thể ít hoạt động, nên việc tiêu thụ nhiều calo vào lúc này có thể dẫn đến tăng cân. Nên tránh ăn bánh Trung Thu vào buổi tối nhé.

- Ăn những miếng nhỏ, chậm rãi: Cắt bánh thành những miếng nhỏ và thưởng thức một cách chậm rãi. Điều này giúp bạn kiểm soát lượng calo và đường trong máu, hạn chế tăng cân.

- Kết hợp với trà: Trà là một lựa chọn tốt để kết hợp với bánh Trung Thu. Trà giúp bánh giữ vị ngọt lâu hơn và có tác dụng đào thải độc tố, năng lượng dư thừa khỏi cơ thể.

- Kiểm soát lượng calo: Xem xét chỉ số calo trên bao bì sản phẩm và ước lượng lượng calo cần nạp vào cơ thể. Hãy cân nhắc và kiểm soát lượng bánh bạn tiêu thụ nhé.

- Tập thể dục: Nếu bạn đã tiêu thụ calo quá mức trong một ngày, hãy tập thể dục để đốt cháy năng lượng dư thừa. Chạy bộ, đạp xe, nhảy dây, đánh cầu lông, hoặc bất kỳ hoạt động nào có tính đốt calo đều có thể giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể.

Hy vọng bài viết này của Sankito sẽ giúp bạn hiểu hơn về lượng calo trong bánh Trung Thu và cách ăn sao cho hợp lý để không bị tăng cân. Chúc bạn và gia đình một ngày Tết Trung Thu trọn vẹn, ấm áp và đặc biệt là thật vui vẻ và hạnh phúc nhé!

Xét duyệt bởi Sankito
Chia sẻ: 16930 lượt xem

Đánh giá về Góc giải đáp: Ăn bánh trung thu có béo không?

Hỏi đáp về Góc giải đáp: Ăn bánh trung thu có béo không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mở bán tại 24 cửa hàng
Xem thêm 20 cửa hàng
chat zalo chat facebook goi lai